Quy định xử phạt khi lao động tự ý bỏ trốn tại Đài Loan

Ngày đăng: 30/01/2024 - 06:54 Lượt xem: 24

Quy định xử phạt khi lao động tự ý bỏ trốn tại Đài Loan

Thực trạng người lao động bỏ trốn bất hợp pháp khi lao động tại nước ngoài là vấn đề vô cùng nhức nhối hiện nay. Không chỉ ảnh hưởng tới người lao động bỏ trốn mà còn ảnh hưởng tới cả các lao động đang chuẩn bị xuất khẩu lao động nước ngoài (nhiều nước cấm lao động tại một số huyện, tỉnh được làm việc tại nước họ). Vô hình chung 1 hành động của 1 vài cá nhân ảnh hưởng đến toàn bộ những người lao động sau này. Hơn thế người bỏ trốn còn phải đối mặt với luật pháp nước sở tại cũng như phải chịu tiền phạt nếu như bị phát hiện bỏ trốn. Lao động trong quá trình đi lao động Đài Loan nếu chưa hết hợp đồng mà tự ý bỏ việc sẽ phải chịu hình thức xử phạt theo quy định của luật lao động hai nước Việt Nam và Đài Loan.

quy dinh xu phat lao dong tu y ngi viec

Lao động làm việc tại Đài Loan bị phạt như thế nào nếu tự ý bỏ việc

Theo Điều 35 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, xuất khẩu lao động theo hợp đồng, người lao động có thể bị phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng.

Theo Luật Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, người lao động có thể đi xuất khẩu lao động theo “Hợp đồng cá nhân” hoặc thông qua các danh nghiệp làm dịch vụ, tuy nhiên cần tuân thủ luật pháp Việt Nam và nước sở tại. Người lao động sẽ bị phạt nếu vi phạm một trong các hành vi sau đây:

Tham Khảo Thêm:  Trượt visa đi xuất khẩu lao động Đài Loan – Bạn Cần Biết!

1) Ở lại nước ngoài trái phép khi thời hạn Hợp đồng lao động kết thúc, hết hạn cư trú;
2) Bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng;
3) Sau khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động nhưng không đến làm việc theo hợp đồng;
4) Ép buộc, lừa gạt, lôi kéo, dụ dỗ người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.

Theo đó, với những hành vi vi phạm quy định tại điểm 1, 2 và 3, lao động đi xuất khẩu sẽ bị buộc về nước và cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian 2 năm nếu vi phạm điểm 1 và 2; bị cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm đối với hành vi vi phạm tại điểm 3 và 4.

Tham Khảo Thêm:  Có nên đi đơn hàng thực phẩm Đài Loan? – Đọc Ngay Để Biết!

Bên cạnh việc phải trả khoản tiền phạt như đã cam kết, lao động xuất khẩu còn có thể bị phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng do đã “bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng”.

doi chu khi di xkld dai loan

Những cơ quan có thẩm quyền xử phạt người lao động đi xuất khẩu trong trường hợp này là: cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự… được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước sở tại.

Người lao động nếu thấy công việc không phù hợp có thể đọc bài viết sau để chuyển chủ, chọn công việc khác phù hợp hơn: Chuyển chủ khi lao động tại Đài Loan – Những điều bạn PHẢI BIẾT!

Tìm hiểu về XKLD Đài Loan: Đi xuất khẩu lao động Đài Loan 2024 – Bạn cần Phải Biết!

Trả lời

Tin Liên Quan